[Fshare] Giải phóng Sài Gòn - Liberating Saigon (2005) ISO

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Thông tin phim:

Đạo diễn: Vân Long

Diễn viên: Hà Văn Trọng, Hoàng Quân Tạo, Hồ Tháp, Lan Hương

Thể loại: Tài liệu, Chiến tranh

Quốc gia: Việt Nam

Nhà sản xuất: VFS

Thời lượng: 113 phút

Năm sản xuất: 2005


Nội dung:

Lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, các nhà làm phim thực hiện một bộ phim truyện nhựa quy mô lớn về Tổng tiến công và nổi dậy thống nhất đất nước. Đó là bộ phim Giải Phóng Sài Gòn của Hãng phim truyện Việt Nam.

Đây có thể coi là một bộ phim kỷ lục với gần 10 năm thực hiện kể từ khâu kịch bản, với sự tham gia của 5 nhà biên kịch và sự tái hiện những sự kiện và nhân vật có thật trong lịch sử.

Hiện tại bộ phim đang được thực hiện phần hậu kỳ tại Thái Lan để kịp hoàn thành, công chiếu rộng rãi trong Tuần phim chào mừng 30/4 sắp tới.

Thắng lợi mở màn giải phóng Buôn Ma Thuột; để bảo vệ chính quyền Sài Gòn, đối phương phải tính đến việc rút khỏi khỏi Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung; những trận Pháo kích Sân Bay Biên Hoà; hình ảnh những anh bộ đội Giải Phóng quân tiến vào Sài Gòn; chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… được tái hiện lại qua những thước phim với nhiều đại cảnh hoành tráng. Nhiều chi tiết của cuộc chiến dựa trên những bút ký, bài báo và tiểu thuyết của đại tá Nguyễn Trần Thiết, người hơn 10 năm trên các chiến trường miền Nam với tư cách phóng viên quân đội. Là 1 trong 5 tác giả kịch bản phim, ông cảm thấy rất tâm đắc với tác phẩm dù rằng đây là lần đầu tiên ông bước chân vào lĩnh vực điện ảnh.

Đại tá Nguyễn Trần Thiết – Biên kịch phim truyện nhựa Giải phóng Sài Gòn, cho biết: “Cái chính của kịch bản là làm thế nào để người xem hiểu được tại sao ta lại thắng Mỹ. Đó là tài chỉ huy, đó là sự đồng lòng quân dân, sự dũng cảm của các chiến sỹ… Với vốn sống của một anh phóng viên chiến tranh đi theo chiến dịch từ đầu tới cuối, nên nhiều chi tiết sống động, thực tế cuộc sống giúp tôi thực hiện kịch bản này”.

Giải phóng Sài Gòn là một bộ phim đầy ắp các nhân vật có thật. Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều nhà chỉ huy quân sự cao cấp… Phía bên kia là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại sứ Mỹ Mactin và tướng Weyand… Chân dung và tính cách của các nhân vật đươc khắc hoạ khá rõ nét qua những cuộc đối thoại, họp bàn trước mỗi trận đánh quan trọng… Đó cũng là ý tưởng của đạo diễn Long Vân, người đã từng khá thành công với 2 tác phẩm “Biệt động Sài Gòn” và “Hẹn gặp lại Sài Gòn”. Hơn 20 năm nghiên cứu về đề tài này, ông muốn tạo sự hẫp dẫn và độc đáo của “Giải phóng Sài Gòn” trước các thước phim tư liệu khác.

Lần đầu tiên, hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được xây dựng qua một bộ phim truyện nhựa., với tầm vóc của ông, đây là một thách thức không nhỏ với các nhà làm phim.

Bên cạnh những trận đánh lớn, những nhân vật có thật nổi tiếng, một tuyến nhân vật khác tạo nên đường dây xúc cảm bình dị cho bộ phim. Đó là sư trưởng Trần Du với nữ cán bộ nội thành Bẩy Lương. Đó là tình yêu giữa cô giao liên và một chiến sỹ xe tăng. Khán giả sẽ tìm thấy ở đó cuộc sống của những con người Việt Nam trong và bên ngoài cuộc chiến, với tình cha con, vợ chồng, tình cảm lứa đôi… Có những hy sinh, mất mát, niềm vui và khổ đau… Và vượt lên trên tất cả, những con người ấy đã sát cánh bên nhau chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc thân yêu.

P/s:
Bộ phim Giải Phóng Sài Gòn phải thực hiện một trách nhiệm to lớn: tái hiện lại cuộc tổng tấn công năm 1975 từ đầu đến cuối, trong 2 giờ đồng hồ. Phim đạt được phần nào mục tiêu lớn ấy. Không giống như phim truyện ( cần có "truyện", có cao trào, với những hồi hộp gay cấn ), nhân vật chính của phim chính là cuộc tổng tấn công lịch sử năm 1975. Bộ phim lần lượt giới thiệu cho khán giả những nhân vật lịch sử có thật, đây là tổng bí thư Lê Duẩn đứng trầm ngâm suy nghĩ về thời cuộc và nhớ đến Hồ Chủ Tịch, đây là đại tướng Võ Nguyên Giáp đầy căng thẳng và quả quyết chỉ huy trận chiến từ xa, đây là đồng chí Sáu Dân ( Võ Văn Kiệt ) và thượng tướng Trần Văn Trà hiền lành và hoà đồng với anh em ở chiến khu D, đây là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bất lực trước những chiến thắng của quân đội ta và sự bỏ rơi của nước Mỹ, đây là Nguyễn Hữu Hạnh, người của ta cài vào hàng ngũ địch để đến phút chót đã thuyết phục tổng tống Dương Văn Minh thương thuyết và đầu hàng, không gây đổ máu nhân dân và binh sĩ, đây là ông đại sứ Martin, người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam trong cuộc đào thoát năm 1975...; những trận đánh lịch sử nổi tiếng, ở Huế, rồi Xuân Lộc, rồi cuộc tấn công vào Sài Gòn ngày 30.4.1975...

Những cái đáng nhớ trong quá trình làm phim:

Để kéo được 40 chiếc tăng vào thành phố đáp ứng cảnh quay, đoàn làm phim đã phải xin phép Bộ tổng tham mưu ngày giờ chính xác, dùng loại xe 10 tấn kéo từng chiếc tăng đi qua thành phố mà không làm tổn hại và xáo trộn cuộc sống người dân.

Trong cuộc chiến đấu, đạo diễn đã nghĩ ra cách làm khoảng 30 người nộm ném vào chiến trường, phòng lỡ xe tăng đi qua nghiến nát người. Kết quả, sau khi hoàn thành phim, chỉ có 4 người thương nhẹ chứ không ai bị nặng. "Đó là một cái may lớn cho đoàn phim chúng tôi", đạo diễn Long Vân cho biết.

Để đưa được 1.000 khẩu AR15 đến trường quay, đoàn phim phải vượt qua một chặng đường khó khăn. Phần thì sợ bị cướp, phần thì phải trình báo suốt dọc chuyến đi, những người áp tải xe súng đạn này đã gặp nhiều vất vả.

Diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Tổng bí thư Lê Duẩn đã khản giọng khi cố gắng diễn tả cảm xúc của Tổng bí thư trong giờ G. Làm đến lần thứ mấy chục, diễn viên này bỏ dở: "Tôi không làm nữa". Cả đoàn phim phải dỗ dành, động viên mãi. "Cuối cùng, anh ấy cũng đã thực hiện được những gì mà chúng tôi mong muốn", đạo diễn Vũ Xuân Hưng nói.

Giải phóng Sài Gòn đã sử dụng:

36 quả đạn cachiusa. Trong đó giá trị 80 triệu đồng/quả. (Tốn khoảng gần 3 tỷ đồng).

Tổng số xe tăng: 40 chiếc.

650 quả đạn pháo đã được bắn.

Thuốc nổ 6 tấn.

Các thuốc khói 1 tấn.

Trang phục: 1000 bộ quần áo lính ngụy.

Súng: 1000 khẩu AR15.

20.000 lượt người tham gia các cảnh quay.

Mức kinh phí: 12,5 tỷ đồng.


Hay:

Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments